Tổng hợp các kinh nghiệm tin học, kiến thức công nghệ, kinh doanh online thời 4.0

Chia sẽ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: vốn, thủ tục, lợi nhuận

Bạn đang muốn khởi nghiệp với một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại quê nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục, mặt bằng, vốn, đối tượng khách hàng, nguồn hàng cần những gì? Sau đây chúng tôi có 1 vài chia sẽ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê dưới đây để bạn có thể kinh doanh hiệu quả nhé! 

1. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Xác định cách thức kinh doanh

Một trong những điều quan trong trước khi bắt đầu lập kế hoạch mở tiệm tạp hóa là xác định cách thức kinh doanh cửa hàng của bạn là gì? Cách thức kinh doanh ở đây có nghĩa là bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa theo kiểu truyền thống hay mở cửa hàng tạp hóa tự chọn. Với mỗi lựa chọn, bạn sẽ có kế hoạch vận hành và phát triển cửa hàng khác nhau.

1.1. Mô hình cửa hàng tạp hóa truyền thống

Nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa theo kiểu truyền thống, ngay lúc này bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí đầu tư về cơ sở vật chất. Tổng vốn đầu tư ban đầu cũng không quá lớn. Ước tính tiền hàng cho lần nhập đầu tiên khoảng 200 triệu đồng. Tất cả quy trình tương đối đơn giản: chọn mặt tiền phù hợp; chuẩn bị không gian cửa hàng không cần rộng nhưng thoáng, sáng; kệ trưng bày hàng hóa hợp lý, nhập hàng và bán hàng. Tuy nhiên, khi xét về khả năng phát triển lâu dài, bạn cần cân nhắc đến một số vấn đề có thể xảy ra như:

1.2. Mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn

Mô hình kinh doanh tương tự cửa hàng tiện lợi với quầy kệ trưng bày gọn gàng, phân khu sản phẩm hợp lý để khách hàng tự do chọn hàng hóa. Vấn đề cần cân nhắc đầu tiên khi chọn mô hình này là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Khoảng chi phí cho trang thiết bị cửa hàng bao gồm hệ thống phần mềm quản lý, máy quét mã vạch, máy tính tiền, hệ thống camera an ninh khoảng 40 triệu. Một số loại tủ đông, tủ làm mát bạn có thể chọn mua hàng thanh lý chất lượng tốt. Đó là chưa tính chi phí thuê mặt bằng (nếu có), sửa chữa, trang trí cửa hàng.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh này là giúp bạn yên tâm phát triển cửa hàng lâu dài. Ít nhất là trong 10 năm tới, sẵn sàng đối mặt với một số thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng.

2. Chọn mặt bằng là một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê quan trọng

Trong quan điểm kinh doanh xưa và nay, mặt tiền kinh doanh luôn là yếu tố bắt buộc phải cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu. Vậy thì yếu tố gì quan trọng nhất khi lựa chọn mặt bằng cho cửa hàng tạp hóa của bạn?

3. Trang thiết bị cửa hàng tạp hóa

Như đã nhắc đến ở phần đầu, để bán hàng tạp hóa bạn cần có đủ trang thiết bị cần thiết:

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố về cách trưng bày hàng hóa trong cửa tiệm của mình để chọn loại kệ phù hợp như cách bố trí cửa hàng, các loại kệ cần thiết.

4. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Lưu ý chọn nguồn nhập hàng giá tốt

Bạn đã biết nhập hàng tạp hóa ở đâu? Một số nguồn hàng để bạn tìm hiểu ban đầu là Đại lý phân phôi, Siêu thị hàng sỉ, Chợ đầu mối và hàng nhập khẩu…

Tiêu chí chọn nguồn hàng nên là phù hợp hơn là giá rẻ. Tuy nhiên, ban đầu bạn cần xem xét và thử nhập hàng từ nhiều nguồn hàng khác nhau. Sau vài chuyến hàng như vậy sẽ quyết định tiếp tục với nhà cung cấp nào theo các tiêu chí sau:

Thói quen mua sắm của khách hàng cũng là yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn nhà cung cấp. Có thể có nhiều nhà phân phối hàng chất lượng tốt hơn, giá hợp lý so với chất lượng hàng. Tuy nhiên, khách hàng đến cửa hàng của bạn thường chọn hàng giá rẻ. Họ ít quan tâm đến chất lượng. Theo thời gian cửa hàng của bạn “bán chạy hàng” giá rẻ hơn thì lúc này, chọn nhà phân phối hàng giá rẻ là hợp lý nhất.

5. Số lượng nhập hàng tạp hóa lần đầu tiên bao nhiêu là hợp lý?

Danh mục các mặc hàng tạp hóa bán chạy nhất bao gồm:

Bạn cần nhập đầy đủ các chủng loại hàng hóa trên. Bắt đầu bằng cách liệt kê loại sản phẩm, thương hiệu tương ứng. Sau đó, bạn có thể hỏi nhà cung cấp là trong danh sách này, đâu là sản phẩm bán chạy, đâu là sản phẩm đang có giá tốt, số lượng ít nhất và tốt nhất có thể nhập là bao nhiêu. Khi hỏi như vậy, bạn cũng sẽ được tư vấn bổ sung thêm những sản phẩm mà bạn quên hoặc chưa biết, đồng thời giảm bớt những sản phẩm không cần thiết. Từ đó, sẽ có được bản danh mục hàng hóa hợp lý cần nhập ở lần đầu tiên.

Sau thời gian bán hàng, rút kinh nghiệm và khảo sát nhu cầu khách hàng, từ đó bạn sẽ cập nhật danh mục hàng hóa hợp lý hơn.

6.  Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Trưng bày hàng hóa tiện lợi

Hàng đã về. Vậy làm thế nào để trưng bày hàng hóa hợp lý. Dù bạn chọn kinh doanh cửa hàng tạp hóa kiểu truyền thống hay theo mô hình tự chọn cũng cần biết cách sắp xếp hàng hóa hợp lý ở cửa tiệm. Việc trưng bày hàng hóa cách khoa học và ngăn nắp sẽ giúp khách chọn đồ dễ hơn. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách bán hàng.

Chú ý phân khu theo đặc tính sản phẩm và độ ưu tiên. Bạn có thể tham khảo kiểu trưng bày cửa hàng của Vinmart+ hoặc các chuỗi cửa hàng tự chọn. Không gian luôn tạo cho khách hàng sự thoải mái, đẹp mắt và tiện lợi khi mua sắm.

7. Quản lý cửa hàng thông minh

Mọi thứ đã chuẩn bị hoàn tất, tiếp đến là học cách quản lý cửa hàng hiệu quả. Để quản lý cửa hàng thông minh, trước tiên bạn cần có kinh nghiệm quản lý cửa hàng. Đó là kinh nghiệm hoặc sau quá trình vừa làm vừa quản lý tiệm tạp hóa nhà mình khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên. Thông thường, quy trình quản lý này sẽ do bạn tự làm và hoàn thiện dần dần. Hoặc nếu muốn quản lý chuyên nghiệp hơn, bạn có thể đầu tư phần mềm quản lý và máy bán hàng ngay từ những ngày đầu. Phần mềm chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả và quản lý chính xác hơn các thông số về chủng loại hàng hóa, kiểm soát nhập hàng, hàng tồn kho, theo dõi doanh thu hàng ngày,…

8. Kinh doanh online là một lợi thế

Công nghệ 4.0 đang chiếm ưu thế trong thời đại mới. Vậy tại sao bạn lại không tận dụng cơ hội này để kinh doanh cửa hàng tiện lợi online. 

Phát triển theo mô hình đa kênh đang là cách mà nhiều nhà bán lẻ hướng đến. Bạn có thể lập các website, mạng xã hội, liên kết với sàn thương mại điện tử để bán hàng, quảng bá thương hiệu. Bạn có thể giao hàng online, vừa tăng thu nhập, vừa mở rộng đối tượng khách hàng ngoài khu vực. Hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

9. Thủ tục pháp lý

Trên đây là những kinh nghiệm quan trọng mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi bắt tay vào kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên hết tất cả, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về các quy định pháp lý, hồ sơ đăng ký kinh doanh và quy định thuế để có từng bước thực hiện chính xác nhất.

10. Bổ sung thêm kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê

10.1. Đặt tên cửa hàng hay

Giống như khi bạn đi học, một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn, ấn tượng sẽ luôn được bạn bè và thầy cô chú ý. Tên cửa hàng cũng như vậy. Nếu bạn đang cân nhắc những chiếc tên cho cửa hàng tạp hóa nhà mình, gợi ý cho bạn là hãy lấy chính những đặc điểm gần với cửa hàng hay nghệ danh của bạn để đặt tên. Ví dụ như “Cây đa”, “Cây gạo”, “Lan Tây”,…. Hoặc dùng ngay tên bạn để tạp sự thân quen và dễ nhớ với khách hàng xung quanh.

10.2.  Vẫn luôn cẩn thận nhé

Hãy luôn đặt câu hỏi nghi vấn cho chính mình trong mọi vấn đề và trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Nhất là lúc mới mở cửa hàng. Cả tiền bạc lẫn kẻ gian hay các chiêu trò tiếp thị để bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Có những giải pháp nào để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê. Có thể chưa đầy đủ nhưng mong là phần nào giúp bạn giải đáp một số vấn đề còn đang khúc mắc. Nếu bạn cần tư vấn thêm, có thể theo dõi thêm các bài viết liên quan bên dưới.