Tổng hợp các kinh nghiệm tin học, kiến thức công nghệ, kinh doanh online thời 4.0

Kinh doanh online hiệu quả trong thời đại số, bạn cần điều gì?

Khi xu hướng giao dịch của người người ngày càng chuyển sang các cổng thông tin điện tử bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó thì những kênh bán hàng truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa… cũng dần bị “công nghệ hóa” thay thế thông qua hình thức kinh doanh online.

Thật ra, hình thức kinh doanh online đã ra đời từ rất lâu trước đây. Chính nhờ sự lan tỏa mạnh mẽ của Internet đã tạo điều kiện đặc biệt cho quá trình phát triển của hình thức kinh doanh online. Đây được xem là một lựa chọn tất yếu đối với mỗi một cá nhân hoặc đơn vị tổ chức kinh doanh trong thời đại 4.0 ngày nay. Việc hòa mình vào xu hướng của thời đại số là một sự hiển nhiên cần thiết nếu muốn mở rộng quy mô, đối tượng khách hàng cũng như thu hút sự quan tâm của công chúng và hướng đến sự phát triển lâu dài của nhà kinh doanh.

NHỮNG CHƯỚNG NGẠI CẦN VƯỢT QUA NẾU MUỐN THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH ONLINE THỜI ĐẠI SỐ

1. Sự cạnh tranh ngày càng nhiều

Một miếng bánh mật thơm ngon thì ắt hẳn thu về không ít ong bướm. Sự cạnh tranh trong mảng dịch vụ kinh doanh online trở nên ngày càng gay gắt cũng bởi khoản lợi ích mà nó mang lại cho mỗi đơn vị chủ chốt. Bạn có trong tay một sản phẩm tốt nhưng chắc gì sản phẩm của bạn tốt hơn những người kinh doanh khác. Đó là lý do bạn cần có kế hoạch quảng bá sản phẩm rõ ràng, phải cho mọi người thấy thế mạnh sản phẩm mà bạn cung cấp. Để làm được điều đó, bạn phải tập trung cố gắng nhiều hơn, dành ra lượng thời gian lớn hơn để đầu tư nghiêm túc vào sản phẩm của mình.

2. Khả năng rủi ro cao

Cũng bởi vì mọi hoạt động trao đổi thông tin và mua bán đều diễn ra online nên người bán sẽ dễ rơi vào một số tình huống rủi ro như khách “bùng” hàng, lỗi kết nối của mạng internet khiến phần mềm quản lý bị vô hiệu, sự xâm nhập của virus/hacker… Đó là một số những rủi ro mà một nhà kinh doanh online có thể gặp phải.

Để đề phòng tất cả những rủi ro bất chợt về phần mềm quản lý bán hàng, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì, đầu tư nâng cấp hệ thống nhằm bảo vệ dữ liệu kinh doanh của bạn an toàn nhất có thể.

Đối với rủi ro về việc khách “bùng” hàng, nhà kinh doanh cần chuẩn bị tốt tinh thần thép để đối mặt. Bởi một số tình huống “khóc dở, chết dở” mà chúng ta có thể thường xuyên nghe thấy thông qua phản hồi của cư dân mạng mỗi ngày. Tình huống như này là do thói quen mua sắm vô tội vạ của một số cá nhân cũng như thái độ vô trách nhiệm của họ đối với sự tùy hứng của bản thân mình. Do đó, việc đề phòng ý thức mua hàng cũng là một thử thách nên có đối với một chủ kinh doanh.

3. Khó có được lòng tin từ khách hàng

Lòng tin của khách hàng dành cho một đơn vị kinh doanh thường được xây dựng thông qua quá trình từ tư vấn cho đến khi hoàn thành trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm. Tuy nhiên, quá  trình này sẽ dễ dàng hơn đối với hình thức kinh doanh truyền thống, bởi sự trực tiếp vốn có của nó.

Đối với hình thức kinh doanh online, việc tạo dựng lòng tin của khách hàng trở nên khó khăn hơn nhiều, bởi thiếu đi sự trải nghiệm trực tiếp. Để bù lại, người bán buộc phải tăng cường thời lượng tương tác với khách hàng nhằm củng cố lòng tin về chất lượng sản phẩm, đồng thời cho thấy sự nhiệt huyết trong dịch vụ khách hàng của mình.

Nếu đã có được lượng khách hàng “mối” thì việc cần quan tâm chính là làm sao giữ chân khách. Thường thì nếu đã lựa chọn một nơi để mua thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua hoài một chỗ đó. Đây được xem là một lợi thế đối với người bán hàng. Tuy nhiên, để duy trì sự gắn bó của khách hàng, nhà kinh doanh nên đưa ra một số chính sách ưu đãi hay tri ân dành cho khách hàng thân thiết chẳng hạn, như vậy vừa khiển khách hàng cảm thấy vui vì được trân trọng, vừa khiến tiếng lành của bên bán bền lâu hơn một ngày.

4. Khó xây dựng dấu ấn riêng nếu là nhà kinh doanh cá thể

Nếu là một tín đồ của việc mua hàng qua mạng, hẳn bạn sẽ hiểu có quá nhiều những nhà kinh doanh cá thể cùng bán  ra một sản phẩm tương đương nhau. Một thương hiệu có tên tuổi ít nhiều sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn và đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn. Nhưng đối với một đơn vị cá thể, cái khách hàng muốn nhìn thấy chính là sự phản hồi tích cực của những người mua trước đối với mặt hàng họ quan tâm. Do đó, công việc ghi dấu ấn này đòi hỏi một lượng thời gian không ngắn cũng như sự cố gắng không hề ít của nhà bán hàng.

CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU VIỆC KINH DOANH ONLINE TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ?

Để tìm ra một giải pháp triệt để nhằm khắc phục hoàn toàn những khó khăn trong việc kinh doanh online là điều không thể. Nhưng bạn có thể hạn chế phần nào nếu có một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Để thực hiện được điều này, bạn cần chuẩn bị thật kỹ về những thứ cần phải đầu tư trước khi bắt tay vào việc kinh doanh online.

1. Về vốn khởi tạo

Kinh doanh online cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu của khởi nghiệp, đó chính là phải đầu tư vốn. Nguồn vốn chính là nền tảng cần có trước nhất nếu muốn bắt tay vào việc bán hàng qua mạng. Kinh doanh online thường cần số vốn ban đầu ít hơn so với kinh doanh truyền thống, nhưng có thể sẽ đa dạng hơn bởi những vấn đề như chi phí quảng cáo…

2. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong kinh doanh online nhìn chung ít tốn kém hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống. Khi mọi hoạt động giao dịch diễn ra hoàn toàn trên internet, có thể chỉ cần một hoặc vài người điều chuyển và thao tác là đủ. Khi tuyển dụng nhân viên nên chú ý đến sự phù hợp của họ đối với vị trí tuyển dụng, bởi nhà kinh doanh và người tiêu dùng chỉ có thể giao tiếp thông qua màn hình máy tính, do đó, chúng ta cần nhiều hơn một chút khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh nhạy đối với việc xử lý thông tin, đặc biệt là những thông tin về phản hồi của khách hàng.

3. Về thiết kế website

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như thương hiệu của bạn không có một trang web riêng cho mình trong thời đại 4.0 này. Ngày nay, con người có thói quen tìm kiếm thông tin cực kỳ lớn trên các công cụ tìm kiếm internet. Những “ông lớn” như Google, Bing, Yahoo!, Duck Duck Go… là mảnh đất màu mỡ để trang web của bạn có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Nếu bạn là 1 doanh nghiệp hoặc đang muốn khởi nghiệp ở Thanh Hóa thì hãy xem ngay dịch vụ thiết kế website thanh hóa của chúng tôi nhé.

Công ty cổ phần thương mại CNTT và truyền thông Việt Nam – VINA ICT

4. Về trang mạng xã hội

Nếu coi website là một ngôi nhà chính thì các trang mạng xã hội ngày nay có thể xem là những ngôi nhà con có khả năng quảng bá và bán hàng ngoài sức tưởng tượng nhất. Với lượng người sử dụng ngày càng nhiều không phân biệt tuổi tác, các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Instagram,… là nơi cung cấp cho người bán dịch vụ quảng bá tiện ích và người mua những sản phẩm tương quan phù hợp nhất. Do đó, tạo ra “những ngôi nhà con” là điều cần phát triển nếu muốn kinh doanh online trong thời đại công nghệ số.

5. Về chất lượng sản phẩm

Một sản phẩm muốn được đón nhận nhất định phải có chất lượng. Cho dù bạn có đầu tư về khâu quảng cáo bao nhiêu, nếu sản phẩm của bạn không như mong đợi, tuyệt đối không thể giữ chân người tiêu dùng. Vì vậy, hãy chú trọng sự chỉn chu trong từng sản phẩm, thứ sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.

6. Về chất lượng dịch vụ

Thông qua internet, dịch vụ của bạn sẽ được rất nhiều người biết đến, kể cả khi chưa từng nhìn qua sản phẩm của bạn. Mọi thứ bạn phải làm là đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm làm hài lòng nhất. Bởi ở thời đại 4.0 này thì chất lượng dịch vụ tốt sẽ là thứ lá chắn giúp bạn vững vàng tiến bước.

Ngày nay, việc phát triển hình thức kinh doanh online được coi là xu hướng tất yếu. Những cá thể, nhóm người quy mô nhỏ có ý định kinh doanh chắc chắn sẽ không bỏ qua phương án này. Mặc dù sẽ rất khó khăn từ những ngày đầu nhưng cái lợi lâu dài của kinh doanh online mang lại là điều không thể phủ nhận. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ internet thế này, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tình hình và thành công nếu bạn biết chuẩn bị tốt và tận dụng tối đa lợi ích của việc truyền thông qua mạng. Kinh doanh online không khó, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay. Bạn có thể bắt đầu từng chút, nhưng vươn lên nhanh đến đâu là do bản thân bạn.